Posts

Showing posts from December, 2000

Muống biển chữa cảm, sốt rét

Image
Hỏi: Xin cho hỏi rau muống biển có công dụng chữa bệnh gì? (Trần Văn Hoài - Kiên Giang) Trả lời: Rau muống biển tên khoa học Ipomoea biloba Forsk, (Ipomoea maritima R. Br., Convolvulus pescaproe L. Batatas maritima Bojer). Thuộc họ Bìm bìm Convolvulaceae. Mô tả cây Muống biển là một loại cây cỏ mọc bò rất dài, không mọc leo, phân rất nhiều cành, thân tím như thân rau muống ăn, nhưng đặc và không rỗng như thân rau muống, có 2 đường rãnh nông hai bên thân dọc theo chiều dài từ mấu nọ đến mấu kia. Lá mọc cách gần như nhình vuông, phía cuống hình tim, đầu hơi tròn và xẻ thành hai như hình móng chân con trâu, cuống dài 5 - 7cm có khi tới 12cm, phiến lá dài 4 - 6cm, rộng 5 - 7cm, hai mặt đều nhẵn. Lá non có hai mảnh cụp vào nhau. Hoa lớn màu hồng tím giống như hoa rau muống, mọc thành xim ít hoa ở kẽ lá, cuống chung dài 2 - 4cm, 5 nhị màu trắng đính vào cuối tràng hoa, bao phấn chia 2 ngăn nứt theo chiều dọc, tua nhị phình to phía dưới, có lông, bầu thượng. Khi ngắt lá có nhựa đục trắng ch

Vị thuốc có tên chó

Image
Cây chó đẻ: Còn được gọi với nhiều tên khác như: chó đẻ răng cưa, diệp hạ châu, cam kiềm, rút đất, khao ham (Tày), tên khoa học Phyllanths urinaria L., tên đồng danh: P. amarus, P. cantoniensis Hornem., P. alatus Blume, thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae). Sở dĩ có tên chó đẻ vì người ta quan sát thấy những con chó mẹ sau khi sinh thường đi tìm loại cây này ăn để chữa ứ huyết. Cây có tên là diệp hạ châu, vì có các hạt tròn nằm dưới lá. Ngoài ra còn có nhiều tên khác: trân châu thảo, diệp hạ châu đắng, diệp hòe thái, lão nha châu... Chó đẻ là loại cây sống hàng năm hoặc sống dai, cao 20 - 30cm. Thân nhẵn, màu đỏ, thường phân nhánh nhiều. Lá mọc so le, xếp hai dãy sít nhau có hình thuôn bầu dục hay trái xoan ngược, mặt trên màu xanh nhạt, mặt dưới hơi mốc. Hoa mọc ở nách lá, hoa đực ở ngọn cành, hoa cái đơn độc ở gốc cành. Quả nang hơi đỏ, hình cầu, có gai nhỏ, chứa 6 hạt hình tam giác, màu nâu nhạt. Mùa hoa quả tháng 4 - 8. Ở Việt Nam, chó đẻ mọc hoang khắp nơi, thường thấy ở các bãi cỏ,

Mách bạn thuốc hay: chữa sốt do nắng nóng bằng quả me

Image
Quả me là quả của cây me, quả màu nâu, bên trong chứa cùi thịt và nhiều hạt có vỏ cứng. Cùi thịt quả non rất chua trong khi cùi thịt của quả chín có vị ngọt hơn. Theo nghiên cứu hiện đại, trong quả me có nhiều vitamin C, B, khoảng 14% acid tartaric và một số nhỏ malic acid... giúp kích thích vị giác, cải thiện tình trạng kém ăn, mệt mỏi do nắng nóng hay buồn nôn, giảm khẩu vị do mang thai. Trái me góp phần bù nước, điện giải, cung cấp vitamin, khoáng chất, vị chua mặn giúp giải nhiệt. Me là loại quả dân dã được bán nhiều ở các chợ nhất là vào những tháng đầu hè. Quả me không chỉ là gia vị chế biến các món ăn mát bổ trong mùa hè như canh cá, nước rau muống luộc dầm me, làm ô mai... mà còn là vị thuốc. Thuốc từ quả me rất dễ làm mà chữa bệnh lại hiệu quả. Trong Đông y, quả me có vị chua, tính mát, thanh nhiệt, giải khát, tăng cường tiêu hóa. Chữa các bệnh: phụ nữ mang thai nôn nghén, chán ăn; chữa ho, làm ấm bụng, kích thích tiêu hóa; trị chứng hay chảy máu chân răng; chữa sốt do nắng nó

Các bài thuốc thuốc từ cây hành ta

Image
Hành ta là gia vị của nhiều món ăn, là vị thuốc giàu dược tính. Theo Y học cổ truyền, hành ta vị thuốc còn gọi thông bạc, vị cay, khí ấm, tính bình, tác dụng giải biểu, hòa trung, sát trùng, thông kinh, lợi tiểu... trị chứng thương hàn, phong nhiệt, đau đầu, phong tê thấp... Hành hoa thuận khí an thai, chi huyết hòa trung, ích 5 tạng, giải được thuốc nóng, cá thịt độc... Tài liệu còn cho biết hành có chứa protein, chất béo, chất xơ, canxi, phospho và kali, caroten, alixin và đặc biệt hành có công năng kháng vi khuẩn, virut, nấm trong cơ thể. Hành giàu vitamin và khoáng chất, ít năng lượng. Người bị cảm cúm, tim mạch, huyết áp, đái tháo đường, viêm nhiễm, béo phì thừa cân, ngoại cảm phong hàn, nội thương thấp trệ đều có thể dùng hành... Chữa phụ nữ có thai bị cảm (cảm lạnh, cảm cúm, ho thở, nhiều đàm, tâm phiền bứt rứt): hành hoa cả cây 30g, hoặc thêm vỏ quít (trần bì) 12g. Sắc nước uống ấm. Chữa phụ nữ động thai (đau bụng dưới, mỏi thắt lưng, có khi ra dịch màu hồng nhạt): hành hoa cả

Mướp đắng làm giảm nồng độ men gan

Image
Sở dĩ mướp đắng có tác dụng này là vì: mướp đắng có rất nhiều nước, nước có công dụng chuyển chất độc tới thận để thải ra ngoài. Mướp đắng lại có tính hàn, bớt sinh nhiệt, giảm nhiễm độc do nóng trong. Mướp đắng còn có tác dụng tăng cường chức năng gan, nên tăng khả năng thanh thải cho cơ thể. Mướp đắng còn có kháng sinh tự nhiên, nên có khả năng tiêu diệt các mầm bệnh gây độc. Mướp đắng giàu chất xơ có tác dụng kích thích vận động đường mật nên tốt cho tiết mật. Mướp đắng còn có tác dụng làm giảm nồng độ các men gan viêm như: AST, ALT (sự gia tăng các men này là một dấu hiệu cho tế bào gan đang bị viêm nặng). Mướp đắng còn được thực nghiệm chứng minh làm giảm nồng độ bilirubin trong máu (tăng bilirubin là một biểu hiện chứng tỏ gan chuyển hóa kém, đường mật đang bị tắc). Vì thế mà mướp đắng là một loại quả rất tốt để điều trị các bệnh gan mật có tác dụng lợi gan, lợi mật nên mẹ bạn hoàn toàn có thể sử dụng.

Cỏ mật cá giải độc

Image
Cỏ mật cá còn có tên khác là mật đất, thằm ngăm đất, sản đắng, người Thái gọi là co kham đin... thuộc họ hoa mõm sói. Là loài cây thân cỏ, sống hằng năm cao khoảng 20cm, phân rất nhiều nhán. Lá mọc đối, có khía răng, cuống dài, có rìa cánh. Hoa mọc thành chùm ở kẽ lá. Quả nang dẹt, nằm trong đài còn lại, trông giống con hến. Hạt hình trụ, màu vàng, hơi thắt ở giữa. Toàn cây có vị rất đắng, do đó có tên là “mật đất” hay “mật cá”. Mùa hoa quả vào tháng 9 - 11. Cây mọc hoang dại ở những nơi ẩm mát, ở khắp các miền rừng núi nước ta. Bộ phận dùng làm thuốc là toàn cây, có thể thu hái quanh năm, nhưng tốt nhất là mùa hạ; phơi hay sấy khô, bảo quản nơi khô mát để sử dụng dần. Cỏ mật cá có tác dụng thanh nhiệt giải độc. Một số bài thuốc thường dùng Bài 1: Chữa kém ăn, mất ngủ: Cỏ mật cá, bá tử nhân (trắc bách diệp), hạt táo chua (lấy nhân sao già), hoài sơn, hạt sen, mạch môn mỗi vị 10g. Tất cả cho vào ấm đổ 800ml nước, sắc còn 250ml nước, chia 2 lần uống trong ngày. Dùng liền 10 ngày. Bài 2:

Rau dền hỗ trợ trị tăng huyết áp

Image
Theo dược tính hiện đại, trong 100g rau dền có 22 Kcal trong đó có 91g nước, 4g protein, 3g glucid, 67mg photpho, 500mg kali, 242mg canxi, 105mg magiê, 0,5mg mangan, 2mg nicotinamid, 45mg vitamin C, lutein, athocyanosid (rau dền đỏ). Rau dền giàu vitamin A, B, C, PP và chứa gần 10 acid amin cùng nhiều dưỡng chất rất có lợi cho sức khỏe. Rau dền ăn mềm, bổ dưỡng, dễ chế biến sử dụng thích hợp nhiều lứa tuổi. Nó còn là vị thuốc rất quý chữa táo bón, mụn nhọt, huyết áp tim mạch hiệu quả và một số bệnh liên quan đến nóng nhiệt. Theo y học cổ truyền, rau dền canh có vị ngọt, tính mát. Tác dụng thanh nhiệt, giải độc, mát gan, lợi đại tiểu tiện, cầm máu, chữa nóng nhiệt, táo bón, kiết lỵ, tiểu buốt gắt, mụn nhọt, tăng huyết áp, gan nhiễm mỡ… Những người bị bệnh huyết áp nên ăn rau dền. Những ai nên ăn rau dền? Người bị huyết áp, tim mạch nên ăn rau dền, vì rau dền rất giàu kali 500mg, là chất có vai trò cho sự hoạt động bình thường của cơ tim. Rau dền tác dụng thanh nhiệt, mát gan, hỗ trợ điề

Ngũ vị tử an thần, liễm phế

Image
Ngũ vị tử là quả chín phơi hay sấy khô của cây ngũ vị (Schisandra sinensis Baill.), thuộc họ ngũ vị tử (Schisandraceae). Nam ngũ vị tử là quả của cây nắm cơm (Kadsura japonica L.), cùng thuộc họ ngũ vị tử. Ngũ vị tử vị chua, tính ôn; vào kinh phế và thận, là vị thuốc trị viêm khí phế quản mạn tính gây hen suyễn, sốt, khát nước, hồi hộp, tim đập loạn nhịp, mất ngủ, giảm trí nhớ. Hằng ngày dùng 4 - 8g. Ngũ vị tử được dùng làm thuốc trong các trường hợp: Chữa chứng phế hư, ho hen suyễn: đảng sâm 12g, mạch môn đông 12g, ngũ vị tử 6g, tang phiêu tiêu 12g. Sắc uống. Ngũ vị tử là quả chín phơi sấy khô của cây ngũ vị tử. Chữa chứng cơ thể hư nhược, ra nhiều mồ hôi: bá tử nhân 125g, bán hạ 125g, mẫu lệ 63g, nhân sâm 63g, ma hoàng căn 63g, bạch truật 63g, ngũ vị tử 63g, đại táo 30 quả. Đại táo nấu nhừ, nghiền nát, loại bỏ hạt. Các vị khác nghiền chung thành bột mịn, nhào với nước đặc đại táo để làm hoàn bằng hạt ngô. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 20 - 30 viên. Chữa chứng tân dịch không đủ, miệng khô,

Rau cải bợ: giải nhiệt, thông tiện

Image
Nhân dân ta hay hái về làm rau ăn sống, làm thuốc giải nhiệt, thông tiểu tiện, chữa bạch đới, khí hư, mất ngủ… Có nơi giã nát cây tươi để đắp lên những chỗ sưng đau, sưng vú, tắc tia sữa... Sau đây là 9 bài thuốc trị bệnh từ rau bợ: 1. Chữa chứng trong người quá nóng, sinh mụn nhọt: Ngày khoảng 18-20g rau bợ tươi rửa sạch, giã nát vắt lấy nước cốt (thêm chút nước khi vắt cho lợi nước), hòa vào 1 bát nước, chia 3 lần uống trong ngày, bã đắp chỗ mụn (Hoa hạ kỳ phương). Rau bợ làm rau ăn sống, làm thuốc trị bí tiểu, mụn nhọt. 2. Chữa bí tiểu, tiểu nóng: rau bợ (cả cuống) nửa cân phơi khô tự nhiên, mỗi ngày dùng 16g rau bợ khô, sắc với 3 bát nước, còn 1 bát thì chia làm 3 lần uống, cách nhau 3 giờ, uống liền trong 2 - 3 ngày thì khỏi. Số rau bợ khô còn lại 3 ngày sắc uống 1 lần, liều lượng như trên thì bệnh dứt hẳn (Hoa hạ kỳ phương). 3. Chữa bạch đới: Ngày dùng 20g rau bợ khô (phơi khô tự nhiên trong mát) sắc với 3 bát (ăn cơm) nước còn 1 bát, chia làm 3 lần uống trong ngày, mỗi lần uố

Tỏi

Image
Tỏi là loại gia vị không thể thiếu trong rất nhiều món ăn. Đặc biệt, nó còn được nhiều quốc gia dùng làm thuốc phòng trị nhiều bệnh rất độc đáo. Theo Sách Dược tính chỉ nam: “Tỏi vị thuốc gọi Đại toán, vị cay tính ấm, có độc, tác dụng thông được 5 tạng, lợi được các khiếu, khai vị kiện tỳ trừ được chứng khí lạnh, chứng ôn dịch tiêu được những độc ung nhọt, phá được chứng trưng hà báng tích, tiêu được thức ăn bằng cá bằng thịt, giải được nọc rắn, chứng trúng nắng mê man, chứng đổ máu cam…”. Tài liệu gần đây cho biết dùng tỏi giảm mỡ máu, ngăn ngừa huyết áp, tim mạch… Tỏi còn được coi như một loại kháng sinh đa năng có thể ức chế trên 70 loại vi khuẩn, siêu vi, ký sinh trùng. Sau đây là một số món thuốc dùng tỏi: Chữa viêm mũi dị ứng: khi gặp lạnh hắt hơi, ngứa mũi chảy nước mũi. Dùng tỏi vài tép cắt ra từng lát đắp lòng bàn chân (huyệt dũng tuyền). Tỏi giã nát đắp lòng bàn chân (huyệt dũng tuyền) trị chảy máu cam rất hiệu quả. Chữa chứng trẻ em chảy máy cam do hư hoả: Dùng tỏi giã nát

Hoa chơi tết đều là vị thuốc quý!

Image
Hoa đào: tính bình, vị đắng, không độc. Lợi đại tiểu tiện, trục giun sán, tan sỏi thận, thông kinh huyết, hóa đàm, chữa điên loạn. Có sách nói nếu hoa đào để nguyên cuống có tác dụng mát máu, giải độc, chữa lên sởi, lên đậu. Cách dùng sắc uống hoặc tán bột 4 - 8g. Dùng ngoài tán bột rắc lên vết thương hoặc giã đắp. Không dùng cho người có thai. Chữa thủy thũng:hoa đào lượng vừa đủ, nghiền bột mỗi lần lấy 6g cho vào nước cháo loãng, uống lúc đói. Ngày 3 lần hoặc nấu cháo hoa đào ăn. Chữa táo bón: bột hoa đào 30g bột mì 100g làm bánh ăn hoặc bột hoa đào 10g, chia 2 lần hòa nước ấm uống lúc đói. Hoa đào để nguyên cuống có tác dụng mát máu, giải độc, chữa lên sởi, lên đậu Đau eo lưng: hoa đào 100g, gạo nếp 500g, hoa đào giã vụn, trộn gạo nếp cho nước nấu thành cơm khô để nguội rồi cho men rượu ủ thành cơm rượu dùng dần. Bế kinh: hoa đào 25g ngâm vào 250ml rượu trong 1 tuần. Mỗi lần uống 10ml hòa với nước ấm hoặc hoa đào 10g cho vào cơm rượu 50g trộn đều, chưng cách thủy cho nhừ hoa để bớt

Chữa ho bằng hoa ngọc lan

Image
Dưới đây là một số phương trị bệnh từ hoa ngọc lan. Chữa trị ho: Hoa ngọc lan 30g, mật ong 40g, cho cả hai thứ vào bát, hấp cách thủy khoảng 20 – 30 phút sau mang ra để ăn. Chống ho làm long đờm, lợi tiểu tiện: Hoa ngọc lan 15g, hải triết bì 2 mảnh, 1 quả dưa hồng, 1 củ cà rốt, 5 củ tỏi, 15ml dấm trắng, 5ml dầu thơm, 1 thìa xì dầu, 1 thìa đường. Hoa ngọc lan rửa sạch, bóc cánh thái nhỏ. Hải triết bì ngâm, rửa sạch, khử mùi tanh. Dưa rửa sạch, bỏ cuống rồi thái nhỏ. Cà rốt cạo vỏ, thái nhỏ. Trộn các nguyên liệu trên, thêm gia vị, rồi để hoa ngọc lan đã thái nhỏ lên trên, đổ nước đủ dùng, sắc uống ngày 1 thang. Hoa ngọc lan. Chữa chứng ho, sưng đau yết hầu: Lấy 20g hoa ngọc lan khô đem tẩm với mật ong trong 3 ngày rồi hãm uống như trà. Bài thuốc này có tác dụng chữa chứng ho do nhiễm lạnh, đau đầu, hoa mắt, tức ngực. Chữa ho gà: Ngọc lan hoa trắng 8 cái, lá chanh 10g, gừng 3g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần. Uống 5 ngày liền. Chữa viêm phế quản: Ngọc lan hoa trắng 7 hoa, hoa hồng bạch

Hoa gạo: Tiêu viêm, giảm đau

Image
Dưới đây xin giới thiệu để bạn đọc tham khảo và áp dụng khi cần. Chữa viêm dạ dày và ruột cấp tính, tiêu chảy, đại tiện ra máu: Dùng 1 trong số bài thuốc sau: Bài 1: hoa gạo 60g nấu với nước, thêm mật ong hoặc đường phèn, uống trong ngày. Bài 2: hoa gạo, hoa kim ngân, phượng vĩ thảo mỗi vị 15g, sắc uống. Bài 3: hoa gạo 30g sắc uống, chia làm 3 lần, uống trong ngày. Chữa sưng đau vú sau sinh: rễ hoặc vỏ thân cây hoa gạo 30g sắc uống. Chữa các bệnh viêm khớp, đau lưng, phong tê thấp: vỏ thân cây gạo 20g nấu lấy nước, bỏ bã, hòa vào chút rượu, uống lúc nóng, ngày 2 lần. Hoa gạo có tác dụng giảm đau khớp. Trị vết thương phần mềm, chấn thương sưng đau: rễ và vỏ thân cây gạo ngâm với rượu, xoa bóp ngoài hoặc đem giã nát đắp vào nơi tổn thương. Trị đau răng: vỏ thân cây gạo 20g sắc đặc, ngậm nhiều lần trong ngày. Chữa viêm khí phế quản cấp tính: rễ gạo 30g sắc uống. Trị ho có đờm: hoa gạo 15g, ngư tinh thảo (rau diếp cá) 15g, tang bạch bì 10g sắc uống. Trị ho ra máu: hoa gạo 14 bông sắc kỹ, c

Chữa bệnh bằng hoa cúc ngày Tết

Image
Theo các chuyên gia phong thủy, cúc là loài hoa tượng trưng cho phẩm chất cao đẹp, trường thọ, phúc lộc và niềm an vui. Chính vì lẽ đó mà cứ mỗi dịp Tết đến xuân về, người ta lại dùng những chậu cúc xinh tươi đặt trước cổng và thềm nhà với mong muốn về một năm mới dồi dào sức khỏe, tăng thêm phúc lộc. Ngoài dùng làm cảnh, hoa cúc còn nổi tiếng là vị thuốc y học cổ truyền với nhiều công dụng chữa bệnh tuyệt vời. Hoa cúc và các dược tính y học Hoa cúc có nhiều loại khác nhau, nhưng có hai loại thường được dùng nhiều nhất trong y học là cúc hoa vàng và cúc hoa trắng. Theo y học cổ truyền, cúc hoa trắng vị đắng, tính bình (Bản Kinh), vị ngọt, không độc (Biệt Lục), vị đắng mà ngọt, tính hàn (Thang Dịch Bản Thảo); quy vào các kinh phế, tỳ, can, thận; có tác dụng tán phong thanh nhiệt, bình can, minh mục, giải sang độc. Cúc hoa vàng vị đắng cay, tính ôn, quy vào 3 kinh phế, can, thận, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, minh mục, giáng áp. Cả hai thường được sử dụng để chữa các chứng cảm lạnh,

Trị viêm họng với cây bông phấn

Image
Cây bông phấn còn có tên khác là hoa phấn, sâm ớt, phấn đậu hoa, ngân chi hoa đầu, thủy phấn tử hoa. Theo Đông y, bông phấn có vị mặn, hơi cay, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, tán ứ, tiêu viêm, lợi tiểu, thường dùng chữa viêm họng, kinh nguyệt không đều, viêm đường tiết niệu,... Cây bông phấn. Cây thường được trồng làm cảnh và làm thuốc. Bộ phận dùng làm thuốc là rễ hoặc toàn cây. Quả bông phấn. Một số đơn thuốc có sử dụng bông phấn - Viêm họng: Bông phấn 20g, bồ công anh 15g, kim ngân hoa 12g, cam thảo đất 12g. Sắc uống ngày 1 thang. Uống 5-7 ngày. - Chữa kinh nguyệt không đều: Bông phấn 20g, ích mẫu 30g, ngải cứu 25g. Sắc uống ngày 1 thang, chia làm 3 lần. Hoặc: Bông phấn 20g, ích mẫu, rễ củ gai mỗi thứ 16g; ngải cứu, cỏ xước, cam thảo nam, mỗi thứ 12g. Sắc uống ngày 1 thang. Uống liền 3 ngày, trước kỳ kinh 5 ngày. - Chậm kinh: Bông phấn 20g, ích mẫu 16g, ngải cứu 1g, nghệ đen 20g, lá móng tay 20g. Sắc uống ngày 1 thang. Uống trước kỳ kinh 10 ngày. - Viêm đườ